MỤC 1. QUY ĐINH CHUNG
Điều 8. Biện pháp kỹ thuật chung
Những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện bao gồm:
- Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc
- Kiểm tra không con điện
- Đặt (làm) tiếp địa
- Đặt (làm) rào chắn, treo biển báo,tín hiệu. Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải làm rào chắn. Biển báo an toàn về điện thực hiên theo quy định tại Điều 14 Điều 15,Điều 16 và PHỤ LỤC II thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bô Công Thương được trích dẫn tại PHỤ LỤC III của Quy Trình Này
Điều 9. Cắt điện để làm công việc trong những trường hợp sau:
- Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc
- Những phần có điện mà khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc vi phạm khoản cách quy định như sau
Cấp Điện Áp (kV) | Khoảng cách đến phần mang điện (m) |
---|---|
Từ 1 đến 15 | 0,7 |
Từ 15 đến 35 | 1,0 |
Từ 35 đến 110 | 1,5 |
220 | 2,5 |
500 | 4,5 |
Cấp Điện Áp (kV) | Khoảng cách nhỏ nhất (m) |
---|---|
Từ 1 đến 15 | 0,35 |
Từ 15 đến 35 | 0,6 |
Từ 35 đến 110 | 1,5 |
220 | 2,5 |
500 | 4,5 |
Yêu cầu, cách thức đặt rào chắn treo biển báo, tính hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 17 và 18 Quy trình này và được xác định tùy theo điều kiện cụ thể, tính chất công việc do người chuẩn bị nơi làm việc, người cho phép hay người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm
Điều 10. Các yêu cầu khi cắt điện để làm công việc
Cắt điện để làm công việc phải thực hiện như sau:
- Phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chì, tháo đầu cáp, tháo dây dẫn
- Cấm cắt điện để làm việc bằng máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có bộ truyền động tự động
- Phải ngăn chặn được những nguồn điện cao,hạ áp qua các máy biến áp lực, máy biến áp đo lương, máy phát điện khác có điện ngược trở lại gây nguy hiểm cho người làm việc. Đới với những máy phát điện diesel hoặc những máy phát điện bằng nguồn năng lượng sơ cấp khác khi hoặt động phải tách riêng rẽ, hoàn toàn độc lập(kể cả phần trung tính)với phần thiết bị đang có nguồn làm việc
- Nếu cắt điện bằng máy cắt và dao cách ly có bộ truyền động điều khiển từ xa thì phải khóa mạch điều khiển các thiết bị này, bao gồm: cắt aptomat, gỡ cầu chì v.v. Đối với dao cách ly thao tác trực tiếp bằng tay, sau khi cắt điện phải kiểm tra lưỡi dao đã ở vị trí cắt và có giải pháp như ở điểm g khoản 3 Điều 7 Quy trình này để không thể đóng điện trở lại
- Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm. Cấm ủy nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác, trừ trường hợp người thực hiện thao tác đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và được phép của đơn vị vận hành
- Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên vận hành nằm vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị để ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn,gây nguy hiễm cho đơn vị công tác.
- Thực hiện thao tác cắt điện phải treo biển: "Cấm Đóng Điện! Có Người Đang Làm Việc", ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao cách ly v.v mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc. Với dao cách ly một pha, phải treo biển báo ở từng pha. Chỉ có người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế mới đc tháo các biển báo này. Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly đường dây treo biển "Cấm đóng điện! có người đang làm việc"
Điều 11. Kiểm tra không còn điện
- Người thực hiện thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị đã cắt điện
- Kiểm tra không còn điện còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị điện cần thử, như bút thử điện,còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào,ra của thiết bị điện.
- Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác định nhận thiết bị điện không còn điện nhưng nếu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện.
- Phải kiểm tra thiết bị thử điện ở nơi có điện trước,sau đó mọi thứ ở nơi không còn điện. Nếu ở nơi làm việc không có điện để thử thử thì được thử ở nơi khác trước lúc thử ở nơi làm việc và phải bảo quản tốt thiết bị thử điện khi chuyên chở
MỤC 4. TIẾP ĐẤT
Điều 12. Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện
Nơi làm việc có cắt điện, vị trí tiếp đất phải thực hiện như sau:
- Phải tiếp đất ngay sau khi thử hết điện
- Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến
- Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện
- Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất
- Khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn được phép chỉ phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đầu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải tiếp đất,trong trường hợp này chỉ được làm việc trên mạch đấu có tiếp đất
- Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn phải có một bộ tiếp đất
ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾP XÚC ĐIỆN
BÀI TIẾP XÚC ĐIỆN
I. Bản chất của điện trở :
Ta biết dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng, khi dịch chuyển trong vật dẫn, các điện tích sẽ va chạm với các nguyên tử, truyền bớt động năng cho chúng Ta biết rằng dòng diện là dòng các điện tích chuyển dời có huớng, khi di chuyển trong vật dẫn các diện tích sẽ va chạm với các nguyên tử và phân tử, truyền bớt động năng cho chúng. Điện trở của vật chính là biểu hiện mức độ va chạm đó.
Nếu tiết diện dẫn điện lớn các điện tích sẽ di chuyển dể dàng, ít gặp cản trở, nên điện trở tỷ lệ nghịch với tiết diện vật dẫn S. Ngược lại, nếu chiều dài của vật dẫn càng lớn, diện tích càng gặp cản trở lớn, nên điện trở tỷ lệ với chiều dài vật dẫn l.
Nếu vật dẫn có mật độ điện tích tự do càng lớn, nó càng dẫn diện tốt, tức điện trở suất r nhỏ và điện dẫn xuất g lớn. Như vậy điện trở phụ thuộc vào bản chất của từng vật liệu.
Biểu thức: r = p.1/s
nêu lên mối quan hệ bản chất của điện trở, phát biểu như sau:" điện trở của vật dẫn tỷ lệ với chiều dài, tỷ lệ nghịch với tiết diện và phụ thuộc vật liệu làm vật dẫn dó".
IV. Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ:
Khi nhiệt độ kim loại tăng, các phần tử vật chất trong kim loại sẽ tăng mức độ chuyển động nhiệt. Do đó, các điện tử di chuyển trong kim loại sẽ va chạm nhiều hơn, gặp trở ngại nhiều hon. Do đó, điện trở của vật liệu sẽ tăng lên khi nhiệt độ tăng.
Trong giới hạn nhiệt độ không thấp quá, quan hệ thay đổi điện trở theo nhiệt độ coi như bậc nhất:
rt = [ rto ( 1 + (t - to)]
Với:
rt: điện trở của vật dẫn ở nhiệt độ t.
rto: điện trở của vật dẫn ở nhiệt độ ban đầu t0.
: là hệ số thay đổi điện trở và nhiệt đọ gọi là hệ số nhiệt điện trở, đơn vị là 1/độ C hay .oC-1
Sợ quảng cáo chưa Bờm ;))
ردحذفSợ zồi =))
حذف:)) Bác đổi cả domain nữa à!
حذفDomain này lâu rồi nam ợ :D giờ chuyển sang lại. hi
حذفإرسال تعليق
+ Hiện tại HungCoder.Com đang cập nhật giao diện cho trang blog này. Nên sẽ có một số lỗi xãy ra khi các bạn xem blog này.